Review la roche
Bạn đang xem: Review la roche
Mặc dù là mình rất thích BIODERMA, vẻ bóng mờ đó làm cho da dẻ có sức sống hơn hẳn và bề mặt cũng căng mịn hơn hẳn. Tuy nhiên không phải lúc nào mình cũng kiểm soát được outlook bóng nhờn ở vùng T-zone, nhất là khi hoạt động ngoài trời và selfie nhiều. Nếu như bạn cũng giống mình, ngại dùng KCNVL vì không xác định được hàm lượng hoạt chất, da trở nên khô về cuối ngày và có phần trắng quá mức thì có thể chuyển sang dùng KCNHH mà mình review ngay dưới đây.
=========================
A. TÓM TẮT THÔNG TIN
LRP ANTHELIOS XL ANTI-SHINE DRY TOUCH GEL-CREAM SPF50 PPD31
LRP ANTHELIOS XL ULTRA-LIGHT FLUID SPF50 PPD42
=========================
B. ĐÔI NÉT VỀ CÔNG NGHỆ
1. CÔNG NGHỆ CHỐNG NẮNG
— LRP GEL-CREAM: AirLicium™ Technology
+ Cấu tạo từ 99% khí và 1% silica, ở dạng phân tử Micro, AirLicium™ là thành phần nhẹ nhất hành tinh, có thể thấm hút và kiểm soát các nguyên nhân gây bóng dầu (bã nhờn, mồ hôi, độ ẩm không khí) tích lũy trên bề mặt của lớp biểu bì.
+ Khả năng thấm hút dầu lên tới 4x lần trọng lượng của công thức (“Airlicium™ is a mattifying agent that can hold up to 4x more oil than the weight of the formula”) và/hoặc Một phân tử có thể hấp thụ tới 150 lần thể tích của nó trong hỗn hợp bã nhờn (“Airlicium™ revolution anti-sebum 8hr: A new molecule able to absorb 150 times its volume in sebum”). Hai thông tin này từ 2 site của hãng và mình không hiểu chúng có gì mâu thuẫn?
+ Không dừng lại ở đó, AirLicium™ còn có tính “khó ướt” (superhydrophobicity) giống như cánh hoa sen. Điều này giúp sản phẩm chống chịu mồ hôi tức thời, làm cho da sạch sẽ hơn.
+ Tổng hợp lại thì AirLicium™ có 4 công dụng chính: Trung hòa độ bóng dầu cả ngày (kể cả T-zone), Kiểm soát bã nhờn dư thừa, Làm tươi mới làn da (hiệu ứng hoa sen), và Hiệu ứng lì dài lâu.
+ Với LRP, AirLicium™ xuất hiện ở KCN và Effaclar
— LRP GEL-CREAM & FLUID: A trio powders
+ Zinc Gluconate: kiểm soát sản xuất bã nhờn+ Perlite: thấm hút dầu+ Silica: trung hòa độ bóng dầu
— Ngoài ra còn một số thành phần khác:
+ Trong LRP Gel-cream: Aluminum Starch Octenylsuccinate giúp giảm bóng dầu+ Trong LRP Fluid: Zea Mays Starch (bột ngô) giúp tạo hiệu ứng khô ráo mềm mượt
=========================
C. ĐÁNH GIÁ VÀ TRẢI NGHIỆM
1. LRP ANTHELIOS XL ANTI-SHINE DRY TOUCH GEL-CREAM
— Về khả năng bảo vệ:
Trong những chất còn lại này, chính Avobenzone là chất chống UVA tối ưu nhất và Uvinul T 150 là chất chống UVB gần như tối ưu nhất trên thị trường. Hãng tự tin tuyên bố sản phẩm dành cho mức độ nắng cực kỳ gay gắt và liệt kê công dụng ngăn ngừa hình thành đốm nâu vào phần mô tả là vì vậy.
— Trải nghiệm cũ:
Năm ngoái năm kia, mình có dịp dùng thử phiên bản cũ của sản phẩm này thì thấy vừa trắng loang lổ, vừa không thấm nhanh, thậm chí còn không kiềm dầu. Khá tệ. Gần giống như BIODERMA AKN Mat. Mình dùng đâu đó được 1 hay 2 lần nên review chắc không chuẩn, nói chung dấu ấn không gì mấy.
— Giống VICHY Emulsion:
Thực sự phiên bản này ngang ngửa toàn diện với VICHY Emulsion (bạn đọc lại review nhé). Trải nghiệm những lần đầu tiên cũng là cảm giác căng khô tới mức muốn nứt toác ra (hồi đấy da dẻ kém hơn). Không lên tone mấy và không bị xỉn màu vào cuối ngày. Hơi nặng mặt và bí da một xíu nếu da quá khô hoặc quá dầu. Độ ẩm thấp nên cần dưỡng lót tốt nếu da thiên khô. Tốc độ thấm nhanh. Bám da tốt. Rửa tay với nước thấy có nhờn. Vẫn dễ tẩy trang.
Kiềm dầu tốt. Khi đổ dầu thì kem không chảy nhiều và da không loang lổ. Ban đầu bôi da sẽ bóng và ẩm khô trong khoảng 20 phút, sau chuyển sang matte finish, matte mịn chứ không bị rít. Khô ráo kéo dài. Có đọng vệt ở các nếp gấp da và xuất hiện lớp bụi phủ màu trắng siêu mịn trên mặt sau vài tiếng (tình trạng chung của KCN matte trên da khô). Nhìn xa thì bình thường nhưng nhìn gần sẽ thấy hơi mốc, dùng tay tán nhẹ là hết. Vì khô ráo nên hạn chế bám bụi và đổ dầu. Thoải mái để reapply thường xuyên mà có thể không cần tẩy trang lớp cũ.
— Khác VICHY Emulsion:
Công nghệ chống nắng tốt hơn. Không mùi. Lên tone ít hơn nếu bôi dày. Bề mặt ẩm hơn không đáng kể. Kiềm dầu ít hơn không đáng kể. Cả 5 điều này mình đều thích bởi da mình thiên khô.
Xem thêm: Review Cốm Chùm Ngây Có Tốt Không, Giá Bao Nhiêu, Mua Ở Đâu?
— Mua lại không: Có. Dùng mùa hè. Hạn chế đổ dầu tốt hơn nhiều so với BIODERMA.
2. LRP ANTHELIOS XL ULTRA-LIGHT FLUID
— Về khả năng bảo vệ:
— Về kết cấu và màu sắc:
Sản phẩm có dạng gel-essence, hơi dày, có màu trắng đục hơi ngả vàng nhẹ. Đây cũng là loại duy nhất trong loạt bài viết về KCN Pháp mà không khiến da lên tone. Mình dùng phiên bản Không màu không mùi và sản phẩm thực sự không màu không mùi hương liệu. Alcohol Denat đứng thứ 3 nên không thể không sộc lên mùi cồn. Nghe nói phiên bản Có mùi thì mùi cũng gớm lắm, bám dai lắm?
— Về độ ẩm:
Độ ẩm cao và khá nhờn với da hỗn hợp ở thời tiết Hà Nội. Thực ra nếu test BIODERMA Photoderm Max Aquafluid/Spray trên nửa mặt trái và LRP Fluid trên nửa mặt phải, độ bóng không khác nhau nhiều. LRP bám da tốt hơn BIODERMA, lớp màng này dày hơn nhưng lại khô ráo hơn, ít chảy trôi hơn. Nếu bôi mỏng bôi vừa thì sẽ có semi-matte finish, ban đầu bóng nhưng sau nửa tiếng thì chuyển sang ẩm khô (sờ thì ẩm, nhìn thì lì), da mướt lên rõ rệt giống như thoa primer (Dimethicone đứng thứ 4). Nếu bôi hơi dày một chút thì sẽ có dewy finish, da bắt đầu nhờn và cứ ẩm ẩm nhờn nhờn như thế cả ngày. Da có hiện tượng khô dần về cuối ngày, nặng mặt, vừa khô vừa nhờn.
— Về khả năng kiềm dầu:
Sản phẩm không phù hợp với da nhiều dầu vào mùa hè. Không kiềm dầu, cũng không làm đổ thêm dầu. Alcohol Denat đứng thứ 3 nhưng tốc độ thấm không nhanh. Sau khi đổ dầu, da hoàn toàn không bị loang lổ vệt trắng hay có cảm giác bị mốc. Tuy nhiên hỗn hợp bã nhờn + dầu của sản phẩm làm lớp màng trên da có cảm giác không xê dịch mà lại dày lên, bề mặt khá là messy.
— Về độ nhờn:
Bạn đọc bài của mình nhiều thì biết là mình rất để ý cảm giác của các đầu ngón tay sau khi tẩy trang hay sau khi bôi KCN. Mình định nghĩa sản phẩm KCN gây nhờn thì sau khi bôi, tay sẽ mỡ và cần dùng đến xà phòng. Với LRP Fluid, bất kể lúc nào trong ngày tay mình cũng đều quẹt được một đường dầu bóng trên tay, rửa đi với nước không sạch. Trong trường hợp này, bản thân sản phẩm đã có độ nhờn nhất định, chứ không còn phụ thuộc vào bôi mỏng bôi dày như BIODERMA nữa.
— Dấu ấn:
Mình cho rằng sản phẩm này chỉ phù hợp để bôi vừa đủ một lần duy nhất và cần tẩy trang nếu muốn reapply. Bôi hơi nhiều thì sẽ rất nhờn. Nên phủ phấn để tránh bám bụi. Nên cấp nước hào phóng cho da trước khi bôi để cân lại với lượng cồn, bằng cách layer vài lớp hydrating toner thay vì xài kem dưỡng.
Thi thoảng da mình dùng bạn này thấy tê tê rát rát lúc ban đầu hoặc khô ngứa vào cuối ngày, chắc do cồn. Thi thoảng da mình cũng lên mụn trong ngày, chắc do dư ẩm. Được cái rất dễ bôi dễ vỗ mà không cần nhìn gương. Hầu như không gây cay mắt nhưng nếu bôi quá sát mắt thì đi đường hai mí mắt cứ trĩu hết cả xuống. Vẫn dễ tẩy trang.
Mình thích dùng bạn này để reapply sau buổi trưa, khi ở văn phòng và không đi đâu nữa cả. Sẽ không cần tẩy trang quá 2 phút, sẽ không cần dưỡng ẩm bên dưới quá nhiều, sẽ không cần trau chuốt bôi mới quá lâu, sẽ không nhất thiết phải phủ phấn để tránh bám bụi.
— Mua lại không: Không. Dùng khi giời nóng thì hơi nhờn, còn dùng khi giời mát thì cồn nhiều làm khô da.
__________________________
Vốn mình cũng định review nhanh về URIAGE và KIEHL’S nhưng đều là phiên bản cũ và ngày trước mình xài mini nên giờ không nhớ nhiều. Hiện tại 2 sản phẩm này đã reformulated và thay đổi UV filters tốt hơn rất nhiều.
— Chỉ tóm gọn là URIAGE Hyséac Fluid SPF50 (Tinosorb M, Avobenzone, Uvinul T 150) cho ra semi-matte finish, ít bóng, khá trắng, ẩm và ít kiềm dầu.
— Còn KIEHL’S Ultra Light Daily UV Defense SPF50 PA4+ (Octinoxate, Mexoryl XL, Mexoryl SX, Titanium Dioxide, Tinosorb S, Uvinul A Plus) cho ra semi-matte finish, nhiều bóng, ít trắng, nhiều ẩm và không kiềm dầu.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho loạt bài về KCN Pháp. Sau đây sẽ bài viết về KCN châu Á nhé bạn!