Tâm trạng khi yêu review
Buổi tối tôi đi xem phim ở ngoài rạp, trời lạnh căm căm, tai lạnh buốt, mũi lạnh băng. Tôi khoác ngoài cái áo len có lớp lông bên trong mà còn cảm thấy không đủ ấm cho dù tôi là người chịu lạnh khá tốt. Rồi tôi trở về căn nhà áp mái của mình, căn phòng cũng lạnh lẽo vì cửa chính còn bị hở, sưởi không được bật, nước nóng chưa có. Tôi co mình như một con ốc trên sofa, bầu trời tím tái của một đêm đông đầy mây, như thể ở đâu đó cuối chân trời đang xảy ra hỏa hoạn vậy. Tôi lặng im, nghĩ ngời trong những sơi dây dài của bộ não, những sợi dây dẫn ý nghĩ len lỏi trong mọi thứ mà tôi biết. Đấy là một cảm giác thật tuyệt, tôi trong căn phòng trống, hơi lạnh co ro trong bộ quần áo nặng nề, chìm trong âm nhạc, âm nhạc của tâm hồn mình, âm nhạc của Pink Floyd. Và tôi nghĩ đến “In the mood for Love” của Vương Gia Vệ. Đã lâu lắm rồi tôi không xem lại, bộ phim hợp một cách kì lạ với những tâm hồn cô độc, những kẻ náu mình bên trong nụ cười luôn nở trên môi, những kẻ đi trong đêm tối với sự bao quanh đến nghẹt thở của ý nghĩ, tư tưởng. Tôi xem lại.
Bạn đang xem: Tâm trạng khi yêu review
Trong sự trần trụi của cơ thể, sự trần trụi của tâm hồn cô độc, sự kìm nén cảm xúc cứ ngày càng mãnh liệt để không bộc phát ra ngoài, bộ phim lại một lần nữa chạm vào tâm hồn tôi như thể tôi đang tắm mình trong bồn nước nóng, mọi lỗ chân lông nở rộng, mạch máu thông suốt. Một bộ phim Hồng Công nói tiếng Quảng Châu thứ tiếng mà nghe khá khó chịu, lại là một bộ phim tàu – cái đất nước mà ghét nhiều hơn yêu, tệ thật, vậy mà lại cứ bị nó mê hoặc, như những thanh kẹo hoa quả vậy.
Xem thêm: Tiểu Sử Mc Thành Trung Sinh Năm Bao Nhiêu, Thông Tin Tiểu Sử Thanh Bạch



Liệu 2 tâm hồn như vậy, đều bị tổn thương ở cạnh nhau ban đầu với ý nghĩ tốt đẹp như một tình bạn một thứ tình cảm trong sáng mà cô Trần đã nói: “Chúng ta không giống như họ”, liệu trong họ có nảy sinh tình cảm, thứ tình cảm mà dù có thì chúng ta những người xem hoàn toàn hiểu và thông cảm, vì chúng ta đứng ở hệ quy chiếu khác, chúng ta giống như những vì sao đang quan sát số phận của họ như những thiên thần đang nhìn vào cuộc đời của George Bailey (Nhân vật chính trong phim It’s a wonderful life). Nhưng những người sống cùng khu nhà với họ thì không bao giờ hiểu, và họ phải giữ mình tránh khỏi dị nghị, điều tiếng, họ sống cuộc đời của mình nhưng lại chịu sức ép của những cuộc đời khác, một điều thường thấy trong các xã hội phương đông. Một cuộc sống cộng đồng thật sự rất ấm áp và đầy sẻ chia nhưng kìm kẹp hết mọi tự do cá nhân, ảnh hưởng đến mọi quyết định của mình.
Tôi chợt nhìn lại gia đình mình, tôi giống như một đứa con lạc loài khi ra ngoài xã hội nhưng khi về nhà luôn luôn phải ở trong một cái khuôn mà từ đó bố mẹ tôi có thể tránh khỏi những điều tiếng của hàng xóm láng giềng, kìm tôi khỏi sự tự do trong cách hiện diện để yên phận trong một cuộc sống cộng đồng. Nói vậy để thấy tất nhiên họ đã yêu nhau. Và cái “mood” (tâm trạng) của họ khi họ chuyển dần từ bạn tâm giao sang tình yêu thật đẹp và thẫm đấm nỗi buồn, và ngay cả khi họ đã yêu nhau nhưng những ràng buộc cổ hủ lại khiến họ không thể đến bên nhau, họ lén lút như đang làm điều sai trái. Họ đau khổ vì người chồng (vợ) mình ngoại tình một thì họ đau đớn vì tình cảm phải dồn nén với nhau mười, họ vừa muốn sát lại gần nhau, vừa tìm cách cố tách nhau, Châu là một người đàn ông dù sao khả năng tự chủ vẫn mạnh hơn, anh tự quyết định cho tình cảm của mình, nhưng Trần lại khác, là một người phụ nữ Á Đông thực sự, bị ràng buộc trong cái đạo cổ hủ của Khổng Tử về người phụ nữ, chị không bao giờ dám thoát ra khỏi cái định mệnh của mình. Cái cảnh quay khi Châu đóng giả là chồng của cô Trần ngồi ăn cùng nhau và Trần hỏi xem chồng mình có ngoại tình không. Đoạn đó thật là thương cảm, thương cho thân phận phụ nữ luôn ở chiếu dưới so với người đàn ông, thương một người phụ nữ yếu đuối không dám vượt ra khỏi cái bóng chiếu mệnh mình. Chị nghe bà Tôn chủ nhà nói về việc cô ra ngoài buổi tối nhiều, cô đã sợ và thôi đến gặp Châu nữa.